Hạch toán kế toán là công việc thu thập thông tin, kiểm tra, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin kinh tế dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động giúp doanh nghiệp quản lý bộ máy công ty một cách hợp nhất. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác trong từng công đoạn làm việc. Và “Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hạch toán vào đâu?” là một trong những câu hỏi khiến các kế toán viên phải đau đầu trong quá trình hạch toán kế toán.
Các căn cứ pháp luật quy định hạch toán kế toán về chi phí đền bù giải phóng mặt bằng
Thông tư 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 quy định đối tượng thu tiền thuê đất (có thời hạn):
“Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê đất làm mặt bằng cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm theo quy định tại khoản 1 Điều 93, khoản 1 Điều 94, khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai; thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối theo quy định từ Điều 74 đến Điều 82 Luật Đất đai; thuê đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.”
Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về khấu hao TSCĐ, điểm đ, Khoản 2, Điều 4 về TSCĐ vô hình:
“Quyền sử dụng đất: Nguyên giá TSCĐ là quyền SD đất (bao gồm quyền SD đất có thời hạn và quyền SD đất lâu dài): là tiền chi ra để có quyền SD đất hợp pháp cộng (+) chi phí đền bù GP mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ..vv …Tiền thuê đất thì được phân bổ dần vào chi phí KD, không ghi nhận là TSCĐ vô hình“
Điều 11 Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về khấu hao TSCĐ khi xác định thời gian khấu hao quy định:
“Riêng thời gian sử dụng của quyền SD đất có thời hạn là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định“
=> Công ty của bạn phải được nhà nước cho phép cho thuê đất có thời hạn để hoạt động khai thác khoáng sản thì khi đó công ty bạn mới được khai thác.
Điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hạch toán vào đâu?
Căn cứ theo các văn bản pháp luật nêu trên chúng ta cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi “Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hạch toán vào đâu?”
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, đền bù nhà ở..vv.. được ghi nhận TK 213 và khấu hao theo thời gian cho thuê. Tiền thuê đất của năm nào sẽ được tính vào chi phí của năm đó.
Về chứng từ đền bù: Nếu đền bù cho tổ chức kinh doanh thì phải có hóa đơn chứng từ cụ thể, nếu đền bù cho cá nhân, hộ gia đình thì công ty phải lập chứng từ chi tiền theo phương án đền bù đã được duyệt của các cấp thẩm quyền cho thuê đất cùng với quyết định cho thuê đất của cấp thẩm quyền.
Trích theo hướng dẫn của Thông tư 107/2017/TT-BTC TK 213 được quy định như sau:
“TK 213 được dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị toàn bộ TSCĐ vô hình của công ty.
TSCĐ vô hình là các TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả hoặc chi phí nhằm có được các lợi ích kinh tế, mà giá trị của chúng xuất phát từ các bản quyền hoặc đặc quyền của đơn vị, như: Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, chi phí phần mềm máy vi tính…
Nguyên giá tài sản cố định vô hình được xác định trong từng trường hợp cụ thể theo quy định hiện hành.
Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến TSCĐ vô hình do đơn vị tự thực hiện trong quá trình hình thành trước hết được tập hợp vào TK 241- XDCB dở dang. Khi kết thúc quá trình thực hiện phải xác định tổng chi phí thực tế đầu tư theo từng đối tượng tập hợp chi phí (nguyên giá từng TSCĐ vô hình), ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình vào bên Nợ TK 213- TSCĐ vô hình.
Tài sản cố định vô hình được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ, theo từng loại TSCĐ và địa điểm quản lý, sử dụng TSCĐ.”
Qua bài viết này chúng tôi đã hướng dẫn các bạn trả lời cho câu hỏi “Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hạch toán vào đâu?” giúp cho các bạn thực hiện hạch toán một cách chính xác nhất trong công việc. Chúc các bạn thành công!