Tài sản ròng định nghĩa là giá trị vô cùng quan trọng của từng cá nhân, đặc biệt đối với doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế không phải ai cũng hiểu về giá trị tài sản ròng là gì? Cách tính được giá trị tài sản ròng sao cho đúng? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho người đọc làm rõ các câu hỏi trên.
Định nghĩa của giá trị tài sản ròng
Giá trị tài sản ròng được định nghĩa là giá trị của tất cả tài sản thuộc tài chính và phi tài chính đang được sở hữu trừ đi tất cả những khoản nợ chưa được thanh toán. Trong đó tài sản sẽ bao gồm tiền mặt và những khoản đầu tư, xe ô tô, bất động sản hoặc bất kỳ những thứ gì có giá trị mà bạn đang sở hữu. Nợ chưa thanh toán hay nợ bắt buộc phải trả là những gì mà cá nhân nợ trên những tài sản đó – bao gồm khoản vay mua xe, thế chấp cá nhân và nợ bạn bè, người thân.
Giá trị tài sản ròng có tiếng Anh là: Net Worth
Bất cứ một ai cũng có được Net Worth (thậm chí là giá trị có thể âm). Đó là một công cụ dùng để đánh giá chính xác hơn về tiền bạc mà bạn đang sở hữu. Nó có thể áp dụng cho cá nhân, doanh nghiệp, công ty, chính phủ. Thậm chí Net Worth còn dùng được cho toàn bộ quốc gia.
Ý nghĩa giá trị tài sản ròng
Nếu tổng tài sản của bạn tăng lên nhưng nợ vẫn không tăng thì giá trị tài sản ròng sẽ tăng, như vậy chứng tỏ là hoạt động kinh doanh/ sản xuất hoặc những tài sản của bạn đang sở hữu có chiều hướng tăng. Đây là dấu hiệu chứng tỏ rằng sự phát triển đang theo chiều hướng tích cực, nếu như là công ty thì đang trên đà phát triển hơn và thu về lợi nhuận.
Giá trị tài sản ròng đối với từng cá nhân:
Đối với cá nhân thì giá trị tài sản ròng là giá trị tài sản của mỗi cá nhân đó trừ đi các khoản vay và đang còn nợ. Ví dụ cụ thể nhất cho giá trị tài sản ròng cá nhân sẽ tính vào giá trị ròng của họ chính là những khoản tiền hưu trí, tiền mặt, trang sức, những khoản tiền được đầu tư, nhà đất hay xe cộ, tiền tiết kiệm… Trong khi đó thì các khoản vay nợ mà mỗi cá nhân phải trả sẽ bao gồm, nợ đảm bảo (nợ thế chấp tài sản) và nợ không đảm bảo (nợ không được dùng thế chấp như là vay tiêu dùng và các khoản nợ cá nhân…)
Các tài sản vô hình: Bằng cấp, chứng chỉ học tập hay ngành nghề và những chứng chỉ khác không được tính vào trong giá trị tài sản ròng, dù những tài sản vô hình đó ở trong trường hợp là có căn cứ, cơ sở hoặc công cụ giúp cá nhân kiếm tiền, tự chủ khả năng tài chính của họ.
Giá trị tài sản ròng đối với những doanh nghiệp:
Giá trị tài sản ròng trong kinh doanh đối với từng công ty, doanh nghiệp sẽ được gọi là các giá trị sổ sách hoặc là vốn của chủ sở hữu riêng. Giá trị này sẽ được tính dựa trên những giá trị của tất cả các tài sản và khoản nợ mà doanh nghiệp sẽ phải trả. Số liệu cụ thể và thực tế sẽ được thể hiện trên các báo cáo tài chính mà họ thực hiện được.
Trong bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp, nếu những khoản lỗ lũy kế mà vượt quá số vốn của chủ sở hữu và những cổ đông thì đồng nghĩa với giá trị tài sản đó sẽ bị tính âm, cũng có nghĩa là những nhà đầu tư, cổ đông sẽ bị lỗ.
Cách tính được giá trị tài sản ròng
Giá trị tài sản ròng = Tổng số tài sản – nợ cần phải trả
Trong đó:
Tổng giá trị tài sản là tổng giá trị chứng khoán tính theo thị giá + tiền mặt.
Nợ cần phải trả: Nợ ngân hàng (gốc lẫn lãi) hoặc nợ các nhà đầu tư
Ví dụ: Công ty A có tổng giá trị tài sản 200 triệu nhưng nợ ngân hàng 30 triệu thì:
Tài sản ròng của công ty A đó = 200 – 30 = 170 triệu đồng
Về tổng giá trị tài sản
Giá trị tài sản bao gồm :
– Tài sản lưu động: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi hoặc những khoản tiền tương đương khác
– Bất động sản: Công ty, nhà ở, những khoản đầu tư đất đai, mặt bằng …
– Các khoản cho vay hoặc là đầu tư
– Tài sản tiết kiệm
– Tài sản hay cổ phẩn kinh doanh
– Các khoản tiền thu được về từ lãi suất cho vay, bồi thường, bảo hiểm nhân thọ…
Tổng nợ cần phải trả:
Tổng nợ phải trả ở đây là :
– Vay thế chấp: Vay thế chấp nhà cửa, công ty….
– Vay trả góp: Mua trả góp, vay tín chấp để trả góp
– Thẻ tín dụng: Sử dụng thẻ nợ và tín dụng.
Giá trị tài sản ròng là chỉ số, chỉ tiêu tài chính rất quan trọng, không những giúp cho doanh nghiệp, cá nhân mà cao hơn là Chính phủ, quốc gia có cái nhìn cụ thể, chính xác và trực tiếp nhất đối với tình hình tài chính của mình. Những nhà đầu tư cũng nên thông qua chỉ tiêu này để có thể đánh giá năng lực kinh doanh và đưa ra những quyết định đầu tư hoặc có nên duyệt những khoản vay cho đối tượng đó hay là không.