Dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19 và thiên tai nhưng Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cùng bài viết này giải mã lý do mà Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư đáng tin cậy cũng như đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Lý do Việt Nam là “thỏi nam châm” thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Các thế mạnh dưới đây có thể cho bạn thấy rằng Việt Nam là một quốc gia có quá nhiều điểm mạnh, rất đáng để đầu tư về mặt lâu dài.
- Việt Nam là quốc gia có tình hình an ninh, chính trị ổn định
- Vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới
- Là trung tâm kết nối kinh tế với các nước trong khu vực và là cửa ngõ để thâm nhập vào thị trường ở phía Tây Bán đảo Đông Dương
- Các chính sách ưu đãi và tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư
- Quy mô dân số cùng lực lượng lao động trẻ có tính cơ động cao
- Chi phí lao động thấp và giá để bỏ ra thuê các khu công nghiệp cũng thấp hơn so với các nước khác như Thái Lan, Malaysia, Indonesia,…
- Luật pháp, thể chế của Việt Nam đang dần hoàn thiện và tạo điều kiện cho nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu dài
Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài: Hiện có 140 Quốc gia và lãnh thổ đang có đầu tư tại Việt Nam. Với số lượng dự án lên đến 33.463 và tổng vốn đăng ký lên đến 349,9 tỷ USD. Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu FDI tại Việt Nam. Theo sau đó là Nhật Bản, Singapore, Đài Loan.
Các ngành công nghiệp đang thu hút nguồn vốn FDi chủ lực như viễn thông, dầu khí, điện tử, hóa chất, công nghệ thông tin, dệt may, chế biến thực phẩm,…
Thu hút FDI là cách góp phần đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Giúp cho tầm vóc, vai trò và vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế tăng. Ngoài ra còn thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế nhanh và hiệu quả.
Ngoài ra, việc phòng chống đại dịch Covid 19 của Việt Nam đang dần chứng minh uy tín và vị thế của mình. Đó cũng là những lý do góp phần khiến Việt Nam trở thành thỏi nam châm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Tận dụng cơ hội để tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Việt Nam sẽ không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để thu hút FDI chất lượng. Và các giải pháp được đặt ra sẽ là:
- Chú trọng sự quan tâm của nhà đầu tư về những vấn đề như: Tính cạnh tranh, minh bạch, chính sách, luật pháp, bảo vệ quyền và lợi ích của chủ đầu tư cũng như các thủ tục hành chính đơn giản,….
- Quan tâm đến những ưu đãi truyền thống như: Thuế, giá thuê đất, chi phí nguyên liệu,…
- Các doanh nghiệp trong nước cần nỗ lực nâng cao năng lực về tất cả các mặt. Từ công nghệ đến trình độ quản lý, năng lực của người lao động.
- Kiểm soát việc sử dụng FDI hiện tại để đưa ra điều chỉnh, cơ cấu phù hợp. Luôn ưu tiên cho các nhà đầu tư chiến lược và tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu.
- Kiểm soát những dự án đầu tư không phù hợp với thị trường phát triển của Việt Nam. Hoặc những dự án không đủ năng lực về mặt công nghệ. Tất nhiên sẽ không cấp phép hoặc cho phép đầu tư ở các khu công nghiệp có chất lượng cao.
Nhìn chung, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì Việt Nam cần giải quyết các vấn đề còn tồn động như: Môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo bản quyền, thương quyền cải cách hành chính. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Châu Âu và các doanh nghiệp có vốn FDI được phép đầu tư,…