Khi trồng rau, người dân không thể không bón phân đạm cho rau để cung cấp các chất cho rau. Vậy rau tưới đạm mấy ngày ăn được? Những nguồn đạm nào phù hợp để bón cho rau? Để bón đạm cho rau hiệu quả nên lưu ý những vấn đề gì? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau nhé.
Rau tưới đạm mấy ngày ăn được?
Lượng đạm dư tồn lại trong rau, nếu không may ăn vào sẽ khiến người ăn phải bị các vấn đề về tiêu hóa. Vì vậy, rau tưới đạm mấy ngày ăn được là vấn đề được quan tâm hiện nay.
Vì vậy để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, các chuyên gia khuyến cáo rau tưới đạm sau 30 ngày trở lên mới ăn được. Điều này đồng nghĩa với việc, người trồng rau phải ngưng cung cấp đạm cho rau ít nhất từ 2 tuần đến 3 tuần trước khi muốn thu hoạch rau.
Từ 2 tuần đến 3 tuần không bón đạm trước khi thu hoạch là khoảng thời gian phù hợp để không tồn động lại lượng đạm trong rau. Điều này giúp người dùng khi ăn rau không mắc các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Giúp bảo vệ sức khỏe của người dùng.
Các loại đạm được phù hợp để bón cho rau
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại đạm khác nhau. Tuy vậy, không phải loại đạm nào cũng có thể sử dụng để bón cho rau. Các loại đạm phù hợp để bón cho rau gồm có:
Phân hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh là loại đạm phù hợp và được các chuyên gia khuyên dùng bón cho rau. Phân hữu cơ vi sinh phù hợp để bón cho rau gồm có: phân chuồng, phân xanh, phân gà,… Các nguồn phân này cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt là đạm để rau sinh trưởng.
Khi bón phân hữu cơ vi sinh cho rau, rau sẽ hấp thu các loại đạm thông qua các dạng như dạng peptit, dạng protein và dạng acid admin. Với các dạng hấp thụ này, rau có thể cung cấp lượng đạm rất cao.
Bên cạnh đó, người dùng có thể sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh như phân đậu tương, phân trùn quế và phân cá để bón cho rau. Các loại phân này cung cấp một lượng vừa đủ đạm cho rau, điều này giúp lượng Nitrat trong rau không ở ngưỡng cao.
Phân đạm vô cơ cho rau
Phân đạm vô cơ cho rau được bán phổ biến trên thị trường với nhiều loại khác nhau. Người dùng có thể bổ sung đạm cho rau bằng cách bón phân đạm vô cơ dành cho rau.
Phân đạm vô cơ cho rau hiện nay có thể lựa chọn sử dụng như: phân Ure, phân amoni Sunphat, phân đạm Clorua,… Tùy thuộc vào loại đất trồng rau cũng như giai đoạn của rau mà người trồng cần lựa chọn loại phân đạm phù hợp.
Phân bón lá cho rau
Một trong các nguồn đạm có thể cung cấp cho rau chính là sử dụng phân bón lá để bón cho rau. Sử dụng phân bón lá cho rau bởi loại phân bón này chứa hàm lượng lớn amino acid giúp rau hấp thu được đạm qua lá hoặc qua thân của cây rau.
Ngoài cung cấp lượng lớn amino acid, phân bón lá còn cung cấp hàm lượng vi lượng cần thiết giúp rau phát triển mạnh. Chính vì thế, phân bón lá cho rau là một nguồn cung cấp đạm được chuyên gia khuyên dùng cho rau.
Khi bón đạm cho rau cần lưu ý những gì?
Để bón đạm cho rau hiệu quả, người trồng cần lưu ý những vấn đề gì? Dưới đây là những vấn đề cần lưu ý khi bón từng loại đạm cho rau hiệu quả.
Cách bón đạm hữu cơ cho rau
Đối với các loại rau ăn lá. người trồng nên lựa chọn bón các loại phân đạm hữu cơ như: phân xanh, phân chuồng, phân đậu tương,… Đối với phân cá, phân bánh dầu,… ở dạng dịch, người dùng cần tiến hành pha loãng với nước trước khi tưới cho rau. Cách bón phân đạm này, giúp rau phát triển khỏe mạnh.
Khi người dùng muốn sử dụng phân đạm hữu cơ để bón lót, người dùng nên lựa chọn phân mùn dừa, phân xanh và phân chuồng. Hơn nữa, với các loại phân đạm hữu cơ này, người trồng rau có thể xới đều với đất hoặc rải đều hòa với đất sau mỗi mùa vụ trồng rau.
Cách bón phân đạm vô cơ cho rau
Phân đạm vô cơ phù hợp để bón cho các loại rau như rau cải, rau ăn củ, rau muống,… Với loại đạm vô cơ cho rau này, muốn bón cho rau khi rau trong giai đoạn phát triển, người dùng cần phải pha loãng phân bón với nước trước khi bón cho rau. Cách bón cụ thể một số loại phân đạm vô cơ cho rau cụ thể:
- Phân đạm Amoni Nitrat: đây là loại phân có hàm lượng nitơ gần 35%, loại phân đạm vô cơ này được sử dụng bón thúc cho rau. Hơn nữa, có thể hòa phân đạm Amoni Nitrat với các dưỡng chất để bón cho rau.
- Phân Ure: đây là loại phân có hàm lượng nitơ cao gần 40%, loại phân đạm này phù hợp bón thúc cho rau.
- Phân đạm Clorua: đây là loại phân đạm vô cơ có hàm lượng nitơ gần 25%, loại phân này không phù hợp sử dụng khi trồng bắp cải, hành tỏi,…
- Phân Photphat đạm: phân Photphat đạm hay còn gọi là phân MAP, loại phân đạm vô cơ này chiếm hàm lượng nitơ là 16% và hàm lượng lân là 20%. Phân photphat được sử dụng để bón lót và bón thúc cho rau.
Cách bón phân đạm bón lá cho rau
Để bón phân đạm bón lá cho rau, trước tiên, người dùng phải hòa loãng phân với nước để tưới hoặc phun lên rau trồng. Loại phân bón đạm cho rau này được sử dụng bón vào thời gian khi sáng sớm hoặc khi chiều mát.
Trên đây là thông tin về rau tưới đạm mấy ngày ăn được và các vấn đề xoay quanh hữu ích. Hy vọng, bài viết giải đáp được vấn đề bạn đang tìm hiểu.