Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng từng gặp khó khăn về tài chính và cần phải tìm đến các khoản vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Các khoản vay đều có thỏa thuận cụ thể về hạn mức, lãi suất và thời hạn, buộc cả người đi vay và bên cho vay đều phải chấp hành nghiêm túc. Vậy, có trường hợp nào được hoãn trả nợ khi đã đến hạn hay không? Cụ thể là trong trường hợp nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về trang vay tiền và đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
Ai được hoãn trả nợ tại các trang vay tiền?
Câu trả lời là hầu hết những người đi vay đều có thể hoãn trả nợ tại các trang vay tiền nếu họ đang thực sự gặp khó khăn về tài chính.
Tất nhiên, việc trì hoãn này chỉ mang tính chất tạm thời. Hoãn trả nợ tạm thời tức là khi đơn vị cho vay cho phép người đi vay tạm dừng hoặc giảm số tiền phải thanh toán cho các khoản vay trong thời gian chờ đợi người đi vay khôi phục lại khả năng tài chính của mình.
Hầu hết, các gói vay được trì hoãn chi trả sẽ không áp dụng thêm các loại phí, lãi suất bổ sung hoặc các loại tiền phạt. Tuy nhiên, người đi vay cần chứng minh được việc mình thực sự gặp khó khăn về tài chính với những lý do bất khả kháng, dẫn đến việc không thể thanh toán khoản vay đúng thời hạn.
Việc hoãn trả tạm thời không có nghĩa là khoản vay sẽ được xóa hoặc bỏ qua, hoặc trì hoãn vô thời hạn. Người đi vay vẫn có trách nhiệm và nghĩa vụ phải thanh toán mọi khoản tiền còn lại cho các trang vay tiền. Khách hàng có thể chọn hình thức trả góp hoặc thêm các ràng buộc về tài sản đảm bảo. Trước khi kết thúc thời hạn tạm hoãn trả nợ, các trang cho vay sẽ hướng dẫn khách hàng cụ thể về các cách thức để hoàn trả số tiền còn lại.
Quy định mới của pháp luật Việt Nam về cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Liên quan đến vấn đề hoãn thời hạn trả nợ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/09/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo đó, khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định sẽ được xem xét cho phép hoãn trả nợ. Trong đó có một số điều kiện cụ thể như: Phát sinh nợ trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cho thuê, cho vay tài chính; Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc trả lãi trong khoảng từ 23/01/2020 – 30/6/2022; Số dư nợ của khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo các trường hợp được quy định.
Ngoài ra, người đi vay cần đáp ứng các điều kiện khác như: được đánh giá là không đủ khả năng trả nợ đúng hạn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; có đề nghị cơ cấu lại thời hạn thanh toán khoản vay và được đánh giá là có khả năng thanh toán khoản vay đầy đủ theo thời hạn mới được cơ cấu lại….
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định rõ bên cho vay sẽ không cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật. Thời gian cơ cấu lại phải phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với từng khách hàng cụ thể và không được vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn hoặc kể từ khi tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Trên đây là một số thông tin về những trường hợp được hoãn thanh toán khoản vay tại các ngân hàng cũng như các trang cho vay trực tuyến. Hy vọng có thể giúp người đọc hiểu thêm để vận dụng một cách phù hợp.