Sau 24 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 diễn ra. Nhiều nước Châu Á đã hồi phục được kinh tế và rút ra những bài học quý báu trong việc quản lý kinh tế. Cùng bài viết này nhìn lại diễn biến của cuộc khủng hoảng và 3 nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng mang tính lịch sử này.
Quá trình khủng hoảng tài chính Châu Á 1997
Năm 1997 là cột mốc đánh dấu sự khủng hoảng trầm trọng của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới. Cuộc khủng hoảng này làm ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á và sau đó là Đông Bắc Á. Và nguồn gốc của cuộc khủng hoảng này xuất phát từ Thái Lan, lan sang các nước ASEAN và tiếp đó là Hàn Quốc, Nhật Bản.
Chính phủ mỗi nước, các tổ chức Quốc tế (IMF) và các quốc gia có nền kinh tế mạnh đã phối hợp ngăn chặn. Nhưng thực tế cho thấy cuộc khủng hoảng này đã lan rộng và phạm vi ảnh hưởng mang tính toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, bắt đầu tại Thái Lan. Chỉ trong thời gian ngắn từ 12/1996 đến 12/1997 thì đồng Baht của Thái Lan giảm mạnh đến 108%, từ chỗ 25 Baht ăn 1USD thì nay giảm còn 54 Baht ăn 1 USD.
Đồng tiền mất giá nhanh chóng diễn ra ở Malaysia, Philippines, Hàn Quốc. Đặc biệt thì Indonesia, đồng tiền mất giá lên đến 3,5 lần và đồng Yên Nhật Bản cũng bị mất giá đến 23%.
Lý giải nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997
Nhiều cuộc tranh luận về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 đến ngày nay vẫn còn diễn ra. Các nhà quan sát phương Tây cho rằng sự thiếu minh bạch và quan hệ quá mật thiết giữa doanh nghiệp và chính phủ Châu Á đã gây ra sự biến động này. Trong khi đó, các nhà bình luận Châu Á lại cho rằng do các quỹ đầu tư mạo hiểm đã gây mất ổn định cho thị trường tài chính và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF).
Cả 2 nguyên nhân trên đều có phần đúng nhưng chung quy lại thì có thể khẳng định do các nguyên nhân sau:
Đầu tiên, do sự phát triển lệch, không cân đối được biểu hiện qua những nội dung sau:
- Tập trung quá mạnh vào đầu tư xuất khẩu nhưng thị trường thế giới gặp khó khăn trong cạnh tranh. Xuất khẩu giảm dẫn đến tác động lớn vào nền kinh tế và sản xuất trong nước.
- Chính sách xuất khẩu tập trung vào một mặt hàng và công nghệ không được đổi mới làm cho mất khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Cơ cấu đầu tư mất cân đối, tập trung vào kết cấu hạ tầng mà không quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực để tăng năng suất.
- Mất cân đối trong các loại hình đầu tư quốc tế: Đầu tư FDI chỉ chiếm 20% vốn đầu tư nước ngoài và 80% còn lại do các các chủ đầu tư gián tiếp, thông qua việc mua bán cổ phiếu, cổ phần. Do đó dẫn đến sự suy thoái kinh tế và nhà đầu tư bắt đầu bán tháo cổ phần, chứng khoán. Chuyển đổi toàn bộ thành ngoại tệ dẫn đến nội tệ bị mất giá nghiêm trọng.
- Sự phát triển quá nhanh của các tốt chức tài chính và hệ thống ngân hàng nhưng lại hoạt động kém hiệu động.
Thứ 2 là do chính sách tài chính, tiền tệ không hợp lý.
- Tỷ giá đổi hoái được duy trì nhưng cứng nhắc, không cố định và phụ thuộc vào đồng USD.
- Chính sách quản lý ngoại hối một cách tự do của các nước Đông Nam Á, nhất là Thái Lan.
Thứ 3 là sự bất ổn trong hệ thống chính trị và xã hội là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng của các nước Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc.
Những thay đổi sau 24 năm kể từ ngày có cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997
- Các nước gặp khủng hoảng giờ đã biết cách hạ mức đầu tư và kỳ vọng tăng trưởng xuống mức mà bản thân có thể duy trì được. Vẫn đảm bảo tăng trưởng nhưng không phải mù quáng làm tất cả mọi thứ để tăng trưởng như trước đó.
- Tỷ giá hối đoái của các nước Đông Nam Á đã linh hoạt hơn. Các nước này đã bắt đầu từ bỏ việc bám chặt vào đồng USD.
- Thái Lan đã có thặng dư thay vì thâm hụt thương mại hay phụ thuộc vào tài chính nước ngoài.
- Các nước Châu Á đã bắt tay nhau để cùng bảo vệ khu vực. Sau khi khủng hoảng kết thúc thì họ đã lập ra Sáng kiến Chiang Mai. Đây là mạng lưới tài chính và hoán đổi ngoại hối trong khu vực.
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 đã được đưa vào lịch sử bởi tính nghiêm trọng của vụ việc mang tính toàn cầu. Hy vọng với những chia sẻ trên đây giúp bạn có thêm kiến thức lịch sử của 24 năm về trước.